Toàn quốc kháng chiến - Ý chí bảo vệ độc lập, tự do và bài học lịch sử (19-12-1946 – 19-12-2016)

Toàn quốc kháng chiến - Ý chí bảo vệ độc lập, tự do và bài học lịch sử (19-12-1946 – 19-12-2016)
Tác giả: Nhiều tác giả
Số trang: 832 trang
Giá tiền: 350.000 đ
Xuất bản: 2016
  • Thông tin sách
  • Bình luận
  • Từ lời kêu gọi cứu nước thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến cuộc tổng giao chiến mở đầu toàn quốc kháng chiến - như cách gọi của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp của các lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam, của toàn thể dân tộc ta chống lại đội quân xâm lược nhà nghề của thực dân Pháp, đã được phản ánh trong nhiều bộ sử khác nhau, đặc biệt là trong cuốn sách Toàn quốc kháng chiến - Ý chí bảo vệ độc lập, tự do và bài học lịch sử (19-12-1946 – 19-12-2016).

    Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tuyên cáo với đồng bào cả nước và nhân dân thế giới nước Việt Nam đã giành được tự do, độc lập sau hơn 80 năm kiên cường đấu tranh chống ách thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật. Đây là một mốc son chói lọi, một sự kiện lịch sử trọng đại của thế kỷ XX.

    Song, vừa mới ra đời, nước cộng hòa non trẻ đã lâm vào tình thế “nghìn cân treo sợi tóc”, thù trong, giặc ngoài chống phá quyết liệt, trong khi đó nạn đói ở miền Bắc đang hoành hành dữ dội, tài chính đất nước khánh kiệt, hơn 90 phần trăm dân số bị mù chữ, nền kinh tế bị tàn phá nặng nề, đất nước bị bao vây tứ phía, nhà nước cách mạng chưa được quốc gia nào trên thế giới công nhận.

    Ở miền Bắc, gần 20 vạn quân Tưởng nấp dưới danh nghĩa quân Đồng minh tràn vào giải giáp quân đội Nhật, nhưng thực chất là âm mưu xóa bỏ chính quyền cách mạng, lập chính quyền phản động làm tay sai cho chúng, hòng chiếm đóng lâu dài nước ta. Ở miền Nam, quân Pháp được sự hậu thuẫn của quân Anh liên tục gây hấn, nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, quyết đặt ách đô hộ lên đất nước ta một lần nữa. Ngày 23-9-1945, chỉ chưa đầy một tháng sau khi giành được chính quyền, nhân dân Nam Bộ đã phải đứng lên cầm súng chặn bước tiến của quân thù, bảo vệ giang sơn, đất nước.

    Trước tình thế ngặt nghèo đó, Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nỗ lực cao độ để xây dựng, củng cố chính quyền mới, lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh tăng gia sản xuất để cứu đói, mở các lớp bình dân học vụ để chống lại nạn mù chữ, phát động Tuần lễ vàng, xây dựng Quỹ độc lập, Quỹ đảm phụ quốc phòng để giải quyết những khó khăn về tài chính.

    Với tầm nhìn xa trông rộng, biết rằng cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược nước ta một lần nữa sớm muộn cũng xảy ra, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tập trung lãnh đạo đất nước tích cực, chủ động chuẩn bị mọi mặt để bước vào kháng chiến, đồng thời có những hoạt động ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo, linh hoạt để đuổi đội quân ô hợp của Tưởng Giới Thạch về nước, ký với thực dân Pháp Hiệp định sơ bộ 6-3, Tạm ước 14-9 kéo dài thời gian hòa hoãn, gìn giữ hòa bình, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chắc chắn sẽ xảy ra.

    Song, “chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!”. Không thể nhân nhượng mãi trước hành động xâm lược của chúng, đêm 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, phát động cả dân tộc bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì danh dự phẩm giá dân tộc.

    Năm nay, nhân kỷ niệm 70 năm sự kiện lịch sử này, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã giao cho Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia: Toàn quốc kháng chiến - Ý chí bảo vệ độc lập, tự do và bài học lịch sử (19-12-1946 – 19-12-2016). Tại cuộc hội thảo khoa học cấp quốc gia này, do có độ lùi thời gian cần thiết, tiếp cận thêm những tư liệu lịch sử mới, trong bối cảnh mới với những nhận thức mới, các bài viết và báo cáo khoa học một lần nữa làm sâu sắc thêm, phản ánh khá toàn diện và đầy đủ trên nhiều chiều khía cạnh về sự kiện toàn quốc kháng chiến.

    Mỗi báo cáo, bài viết là một công trình khoa học độc lập, căn cứ vào những nguồn sử liệu khác nhau, viết về các chủ đề khác nhau. Có bài viết chỉ trình bày một chủ đề, nhưng cũng có những bài viết trình bày nhiều vấn đề. Căn cứ vào nội dung các bài viết, Ban Tổ chức và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt bạn đọc cuốn sách Toàn quốc kháng chiến - Ý chí bảo vệ độc lập, tự do và bài học lịch sử (19-12-1946 – 19-12-2016) cuốn sách gồm ba phần:

    - Phần thứ nhất: Những vấn đề chung, gồm 19 bài.

    - Phần thứ hai: Cả dân tộc đoàn kết tiến hành toàn quốc kháng chiến, gồm 60 bài.

    - Phần thứ ba: Toàn quốc kháng chiến với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước hiện nay, gồm 12 bài và báo cáo tổng thuật hội thảo.

    Nội dung cuốn sách phản ánh khá toàn diện và sâu sắc sự kiện toàn quốc kháng chiến - cuộc tổng giao chiến đầu tiên của chiến tranh cách mạng Việt Nam, diễn ra đồng loạt trên các đô thị Bắc vĩ tuyến 16 với sự phối hợp hiệp lực của quân và dân cả nước, kiều bào ta ở Thái Lan - Lào - Campuchia đã giành được thắng lợi đầu tiên rất quan trọng, tạo tiền đề chuyển đất nước vào kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và gian khổ, thể hiện sự lãnh đạo tài tình, chỉ đạo khởi đầu chiến tranh xuất sắc của Đảng và Bác Hồ vĩ đại, để lại nhiều kinh nghiệm quý giá, tập trung ở các nội dung chủ yếu sau đây:

    Một là, bối cảnh lịch sử trong nước và quốc tế năm 1945 - 1946, những tác động đối với cách mạng Việt Nam.

    Hai là, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

    Ba là, toàn quốc kháng chiến là đòn tác chiến chiến lược đầu tiên của chiến tranh cách mạng trên quy mô cả nước, diễn ra đồng loạt trên các đô thị Bắc vĩ tuyến 16 và có sự phối hợp của quân, dân Nam Bộ, Nam Trung Bộ, thể hiện ý chí quyết tâm, truyền thống đấu tranh giữ vững độc lập, tự do của dân tộc.

    Bốn là, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm, tinh thần toàn quốc kháng chiến đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.

    Cuốn sách là một đóng góp quan trọng và thiết thực cho công tác nghiên cứu khoa học về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, về 30 năm chiến tranh cách mạng, về chiến tranh nhân dân Việt Nam, về Đảng, về Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, về nhân dân và Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Nội dung cuốn sách thực sự góp phần vào tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng, nêu cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, truyền thống đại đoàn kết,... cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, tạo nên sự thống nhất cao về tư tưởng, ý chí và hành động trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    Sản phẩm cùng loại

    Tác giả: TS. Trần Viết Hoàn
    Giá tiền: 198.000 đ
    Tác giả: Nguyễn Khắc Nho
    Giá tiền: 76.000 đ
    Tác giả: Trung tâm Thông tin công tác tuyên giáo (Ban Tuyên giáo Trung ương)
    Giá tiền: 107.000 đ
    Tác giả: Giáo sư Đặng Xuân Kỳ (Chủ biên)
    Giá tiền: 101.000 đ
    Tác giả: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh -Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Trần Dân Tiên
    Giá tiền: 107.000 đ
    Tác giả: Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch
    Giá tiền: 61.000 đ
    Tác giả: Sơn Tùng
    Giá tiền: 132.000 đ
    Tác giả: TS. Nguyễn Thị Thanh Tùng - TS. Hoàng Thị Thuận (Đồng chủ biên)
    Giá tiền: 114.000 đ
    Tác giả: Tỉnh ủy Tuyên Quang; Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Lê Xuân Đức
    Giá tiền: 269.000 đ
    Tác giả: Bảo tàng Hồ Chí Minh
    Giá tiền: 120.000 đ
    Tác giả: GS. Trần Nhâm
    Giá tiền: 392.000 đ
    Tác giả: Hồ Chí Minh (Quách Tấn phỏng dịch)
    Giá tiền: 110.000 đ