Từ điển địa danh hành chính Nam Bộ

Từ điển địa danh hành chính Nam Bộ
Tác giả:
Số trang: 0 trang
Giá tiền: Sách không bán
Xuất bản:
  • Thông tin sách
  • Bình luận
  •          Từ điển địa danh hành chính Nam Bộ do tác giả Nguyễn Đình Tư biên soạn hết sức công phu, tổng hợp được nhiều tư liệu quý, là công cụ giúp bạn đọc tra cứu một cách khoa học về địa danh hành chính. Đây là cuốn sách có giá trị không chỉ bởi nó cung cấp một lượng mục từ khá đồ sộ, mà còn bởi tác giả đã dành rất nhiều công sức và tâm huyết để sưu tầm, xử lý tư liệu về vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử, nhưng cũng có sự thay đổi nhiều và phức tạp nhất về địa danh hành chính.

             Để biên soạn cuốn sách này, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư nay đã gần 90 tuổi, đã 2 năm liên tục kiên trì khai thác nguồn tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II cùng với việc tìm tòi, nghiên cứu rất nhiều nguồn tư liệu khác. Trong lời nói đầu cuốn sách, ông viết: “Ngày tôi đi tìm tòi tài liệu ở thư viện, tối về viết vào thẻ rồi tự tay đánh vi tính, làm việc quên ăn quên ngủ, cố sao cho tác phẩm chóng hoàn thành, vì tôi nghĩ đây là một công trình rất cần cho nhiều người, cho các thế hệ mai sau, khi mà những người đọc thông thạo được chữ Pháp ngày một ít đi, nhất là những tập Công báo của người Pháp để lại in bằng thứ giấy kém phẩm chất ngày một mủn ra thành bột trên các kệ sách báo của các thư viện”.

             Các đơn vị hành chính ở Nam Bộ được thiết lập từ năm 1698, dưới triều Nguyễn. Trước đó, Nam Bộ là vùng đất thưa thớt, đất hoang rừng rậm bao trùm phần lớn diện tích, là nơi trú ẩn của các loài muông thú. Việc cấu tạo địa giới và địa danh hành chính dưới triều Nguyễn chủ yếu bằng cách dùng từ Hán - Việt và áp dụng các nguyên tắc: Dựa vào địa hình thiên nhiên; Dựa vào khu dân cư, nghề nghiệp; Căn cứ vào trình độ văn hoá cao thấp; Căn cứ vào sự đi lại thuận tiện hay cách trở; Theo đúng nguyên tắc tổ chức hệ thống hành chính đã có sẵn từ trước ở miền Trung.

             Sự thay đổi địa danh hành chính ở Nam Bộ hầu như diễn ra liên tục, nhưng có sự thay đổi lớn nhất trong thời kỳ Pháp thuộc. Ban đầu, vì bận hành quân đàn áp các lực lượng kháng chiến đang nổi lên khắp nơi, người Pháp chưa có đủ thì giờ sắp xếp nền hành chính theo ý muốn của họ. Sau một thời gian thực hiện chính sách trực trị không kết quả, người Pháp bắt buộc phải thay đổi hệ thống tổ chức hành chính. Các cấp đơn vị hành chính đều được thiết lập lại, như đổi danh xưng các hạt tham biện thành tỉnh, thành lập cấp quận, quy hoạch lại các làng với việc hợp làng hoặc giải thể một làng rồi chia nhỏ ra nhập vào các làng bên cạnh, tuỳ theo sự thuận tiện của địa lý tự nhiên, giải thể hoặc lập thêm các tổng…

             Đến khi chính quyền Việt Nam Cộng hoà được thành lập tại miền Nam (1954), thì hệ thống đơn vị hành chính ở Nam Bộ đã tương đối ổn định. Tuy nhiên, khuynh hướng của chính quyền lúc bấy giờ là quay trở lại dùng từ Hán Việt để gọi tên tỉnh, đồng thời khôi phục lại các địa danh có từ thời nhà Nguyễn mà người Pháp đã xoá bỏ. Trong giai đoạn này, những tên gọi văn hoa, tao nhã đã thay thế cho một số tên gọi quá nôm na chỉ tên tỉnh và quận, tên một số tỉnh cũng mới xuất hiện; các đơn vị hành chính cơ sở đều gọi thống nhất là xã, mỗi xã lại có các ấp hoặc thôn trực thuộc; cấp tổng ban đầu được duy trì, sau dần dần trở nên mờ nhạt và giải thể. Từ năm 1965, cấp tổng không còn nữa.

             Sau ngày 30-4-1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, việc hợp tỉnh, hợp huyện, hợp xã được tiến hành ồ ạt, đã tạo nên những đơn vị hành chính khổng lồ. Nhưng sau một thời gian, việc quản lý kém hiệu quả nên một số tỉnh, huyện phải tách ra thành 2 tỉnh, huyện như ngày nay. Khuynh hướng cấu tạo địa danh hành chính trong thời gian này là dùng chữ nôm, tiếng dân dã để đặt tên cho các đơn vị, ngoài ra tên của các chiến sĩ cách mạng đã hy sinh cũng được dùng để đặt tên xã của các địa phương.

             Từ điển địa danh hành chính Nam Bộ không chỉ hữu ích và là công cụ tra cứu khoa học cần thiết cho những người làm công tác văn thư - lưu trữ và quản trị văn phòng, mà còn là cẩm nang cho nhiều nhà nghiên cứu các lĩnh vực khác trong quá trình thực hiện các công trình nghiên cứu, biên soạn các sách chuyên khảo. Sách gồm 1354 trang, giá 265.000đ, được bán tại Nhà sách 24 Quang Trung, Hà Nội, Nhà sách Thăng Long, 2Bis Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TP. Hồ Chí Minh và các chi nhánh của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia trong toàn quốc./.

    GIAO LINH



    Sản phẩm cùng loại

    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ xã Thanh Quang
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: TS. Trần Thị Hải Yến, TS. Đàm Bích Hiên, TS. Ngô Văn Vũ (Đồng chủ biên)
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Dân vận Trung ương
    Giá tiền: 130.000 đ
    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ xã Bình An (huyện ủy Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi)
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Đảng ủy - Ban Chỉ huy quân sự quận Bình Tân (Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh)
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ quận Long Biên (Đảng bộ Thành phố Hà Nội)
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ xã Bình Đức - xã Thạnh Đức(Đảng bộ huyện Bến Lức)
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ quận Hoàng Mai, Đảng bộ Thành phố Hà Nội
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ xã An Thọ, Đảng bộ huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đất Đỏ
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Hội đồng họ Dương Việt Nam
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ xã Đak Trôi, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ xã Hành Thuận, Huyện ủy Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Sơn La
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ xã Nam Trung, Huyện ủy Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
    Giá tiền: Liên hệ