Đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị ở nước ta

Đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị ở nước ta
Tác giả:
Số trang: 0 trang
Giá tiền: Sách không bán
Xuất bản:
  • Thông tin sách
  • Bình luận
  • doi moi hoan thien hthog CtTác giả: PGS, TS. Lê Quốc Lý (Chủ biên)

    Số trang: 432

    Giá tiền: 69.000 đồng

    Hệ thống chính trị ở Việt Nam ra đời, phát triển và gánh vác một sứ mệnh lịch sử vẻ vang, sứ mệnh lịch sử của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.Hệ thống chính trị Việt Nam được xây dựng để thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc khỏi ách xâm lược của thực dân và lật đổ chế độ phong kiến. Hệ thống chính trị này ra đời sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và đã làm nhiệm vụ kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng, hệ thống chính trị nước ta đã dẫn dắt nhân dân vượt qua nhiều thử thách, khó khăn, giành được nhiều thành tựu to lớn. Đặc biệt, từ khi thực hiện đường lối đổi mới đất nước, hệ thống chính trị nước ta đang ngày càng được củng cố, hoàn thiện, đáp ứng nhiệm vụ xây dựng đất nước trong thời kỳ mới, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, thực thi nền dân chủ nhân dân, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.

    Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội đặc biệt là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và 5 đoàn thể chính trị - xã hội là: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

    Với mô hình tổ chức và hoạt động của mình, hệ thống chính trị nước ta vận hành theo nguyên lý huy động tổng lực của mọi thành phần, lực lượng quốc gia nhằm thực hiện mục tiêu chính trị của toàn dân tộc, trong đó Đảng Cộng sản Việt Nam là hạt nhân chính trị, Nhà nước là trụ cột của hệ thống, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã hội là tổ chức liên minh chính trị - xã hội. Qua hơn 80 năm lãnh đạo của Đảng, hệ thống chính trị Việt Nam đã phát huy tốt vai trò tổ chức và vận hành của mình, mặc dù trong mỗi giai đoạn cách mạng, do những đặc điểm và điều kiện chính trị khác nhau mà vị trí, vai trò của từng bộ phận trong hệ thống chính trị có những sự điều chỉnh cho phù hợp.

    Tuy nhiên, đi đôi với những thành quả thu được, hệ thống chính trị nước ta vẫn còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý và điều hành của Nhà nước, hiệu quả hoạt động của các đoàn thể chính trị - xã hội như Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và các tổ chức chính trị - xã hội cấp cơ sở chưa đáp ứng đòi hỏi của tình hình thực tiễn. Một bộ phận cán bộ trong hệ thống chính trị thoái hoá về phẩm chất đạo đức, lối sống, thiếu năng lực thực thi công vụ, chưa khắc phục được tình trạng “công chức hoá”. Thêm nữa, nhận thức của người dân về dân chủ, về quyền dân chủ còn hạn chế. Tổ chức bộ máy vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian; chức năng, nhiệm vụ của một số tổ chức trên một số lĩnh vực vẫn còn chồng chéo; thẩm quyền, trách nhiệm của cán bộ, công chức, nhất là người đứng đầu chưa rõ. Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội chậm đổi mới. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước ở nhiều nơi còn hạn chế.

    Trong bối cảnh tình hình chính trị - xã hội thế giới còn nhiều phức tạp và trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải có sự đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị. Việc đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị luôn là một đòi hỏi cấp thiết để bảo đảm cho đổi mới và phát triển kinh tế thành công.

    Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã chỉ ra bốn quan điểm tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở cũng như chỉ ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị. Đồng thời, Hiến pháp năm 2013 cũng đã thể hiện nhiều nội dung đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị ở nước ta trong giai đoạn phát triển hiện nay.

    Cuốn sách Đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam tập trung làm rõ đặc điểm của quá trình ra đời và xây dựng hệ thống chính trị Việt Nam; xác định đặc trưng cơ bản của hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay; những biến đổi và phát triển của hệ thống chính trị với các yếu tố như: mối quan hệ tương tác giữa hệ thống chính trị với cơ sở kinh tế, cơ cấu xã hội - giai cấp, sự ảnh hưởng của nhân tố văn hoá truyền thống dân tộc, những quan điểm đạo đức, những tư tưởng triết học - chính trị, những truyền thống cộng đồng, truyền thống lịch sử và bản sắc dân tộc...

     

    Sản phẩm cùng loại

    Tác giả: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật
    Giá tiền: 301.000 đ
    Tác giả: Hội đồng Chỉ đạo xuất bản sách xã, phường, thị trấn
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Hội đồng Lý luận Trung ương
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Hội đồng Chỉ đạo sách xã phường, thị trấn
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
    Giá tiền: 49.000 đ
    Tác giả: Hội đồng Chỉ đạo xuất bản sách xã, phường, thị trấn
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Đại tướng, GS.TS. Tô Lâm (Chủ biên)
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: PGS.TS. Hoàng Anh và TS. Trần Văn Đông (Đồng chủ biên)
    Giá tiền: 92.000 đ