Các chuẩn mực đạo đức cơ bản của Nho giáo với việc rèn luyện đạo đức cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay

Ngày đăng: 16/10/2019 - 15:10

Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức - xã hội của Trung Hoa, du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc và được “Việt hóa” trong suốt chặng đường lịch sử, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống chính trị, văn hóa tinh thần của người Việt. Ngày nay, tư tưởng Nho giáo và các giá trị, chuẩn mực đạo đức cơ bản của học thuyết này vẫn đang chi phối, có ảnh hưởng nhất định đến xã hội và con người Việt Nam trên nhiều phương diện, cả tích cực và tiêu cực, đặc biệt là trong việc rèn luyện đạo đức của cán bộ, công chức hiện nay.

1. Các chuẩn mực đạo đức cơ bn ca Nho giáo

Nho giáo do Khổng Tử sáng lập, ra đời trong thời đại “Vương đạo suy vi”, trật tự, lễ nghĩa, cương thường của xã hội bị đảo lộn. Do ra đời từ nhu cầu ổn định trt t xã hội nên nội dung của Nho giáo bàn đến hai vấn đề cơ bản là chính trị và đạo đức. Trong tư tưởng chính trị, Khổng Tử đề ra thuyết Chính danh và Đức tr. Theo thuyết Chính danh, mỗi sự vật phải được gọi đúng tên của nó, mỗi người phải làm đúng chức phận của mình: “Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử” - Vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con (Luận ngữ). Theo Khổng Tử, nguồn gốc của sự rối ren trong xã hội là do nhà cầm quyền sa đọa, làm cho “danh” không được “chính”: “Danh bất chính, ngôn bất thuận, sự bất thành, xã tắc loạn” - Danh không chính thì lời không thuận, lời không thuận tất việc không thành, xã hội tất loạn” (Luận ngữ). Thuyết Đức tr là tư tưởng cai trị đất nước, quản lý xã hội trên cơ sở các chuẩn mực đạo đức. Theo đó, bậc quân tử phải “Thượng hiền”, nghĩa là phải có Đức, lấy đạo đức làm động cơ thúc đẩy nhân dân hành thiện. Khổng Tử nói: “Dùng chính lệnh để dẫn dắt dân, dùng hình pháp để giải trật tự, dân tránh khỏi tội nhưng chưa biết hổ thẹn. Dùng đức để dẫn dắt, dùng lễ để giữ trật tự, dân biết hổ thẹn mà tiến tới chỗ tốt lành” (Luận ngữ). Để thc hin Chính danh thì Đức là công cụ. Trong học thuyết của Nho giáo, đạo đức là vấn đề được bàn luận nhiều nhất. Bởi đạo đức là công cụ, phương tiện chủ yếu của giai cấp thống trị trong việc trị nước và quản lý xã hội; là tin đề, điu kin quan trng nht để hình thành và hoàn thin con người, góp phn vào vic cng c, duy trì trt t, k cương, n định xã hi; đồng thời, đạo đức và thực hành đạo đức đóng vai trò quyết định trong việc tạo lập hình mẫu người lý tưởng (bậc quân tử) và góp phn to lp xã hi lý tưởng.

Theo quan điểm Nho giáo, các chun mc đạo đức cơ bản mà người quân tử cần phải có bao gồm: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín (ngũ thường). Các chuẩn mực đạo đức này được đề cp trong Kinh thư, Kinh thi, đặc biệt là trong Luận ngữ của Khổng Tử. Theo đó, nhân cách lý tưởng, “toàn đức” của bậc quân tử phải là sự thống nhất và bổ sung lẫn nhau của “ngũ thường”.

Nhân là chuẩn mực đạo đức đầu tiên, cơ bn nht trong đạo đức Nho giáo. Tất cả các chuẩn mực đạo đức khác đều xoay quanh chuẩn mực trung tâm này. Từ đức Nhân mà sinh ra các đức khác, các đức khác lại quy tụ về với đức Nhân, là biểu hiện của đức Nhân. Theo Khổng Tử, Nhân là đạo lý làm người, quy định bản tính của con người và mối quan hệ giữa người với người trong đời sống xã hội. Theo đó, Nhân được nhìn nhn t hai mt: đối vi mình và đối vi người .Đối vi mình phi trong sch, không nghĩ và không làm điều xấu, điều ác, phải giữ đúng Lễ, phải “tu thân” theo các chuẩn mực: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, từ đó “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Đối với người, phải thương yêu, không phân biệt giai cấp, địa vị xã hội; mình muốn lập thân thì cũng giúp người khác lập thân, mình muốn thành đạt thì cũng giúp người khác thành đạt (Phù nhân giảm kỷ dục lập nhi lập thân, kỷ dục đạt nhi đạt nhân); điều gì mà mình không muốn thì cũng đừng đem áp dụng cho người khác (Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân) (Luận ngữ). Có thể nói, Nhân là chuẩn mực đạo đức chi phối mọi hoạt động, tính cách của con người. Do đó, con người cần rèn luyện để có được đức Nhân trong mối quan hệ với chính mình và với người khác.

Lễ là một chuẩn mực đạo đức gắn liền với Nhân. Lễ là gốc của Nhân, Nhân là nội dung, Lễ là hình thức thể hiện của Nhân. Trước hết, Lễ là những chuẩn mực, quy tắc, yêu cầu có tính bắt buộc và ràng buộc đối với mọi hành vi, ứng xử của con người trong các mối quan hệ xã hội cũng như trong các hoạt động khác. Hơn nữa, Lễ còn là phạm trù chỉ trật tự, kỷ cương của xã hội mà mọi cá nhân, mọi giai cấp trong xã hội đều phải tuân theo.

Nhấn mạnh vai trò của Lễ trong việc trị nước, Khổng Tử cho rằng: Dẫn dắt dân bằng chính pháp, sửa trị dân bằng hình phạt, thì dân chỉ tạm tránh khỏi tội lỗi, chứ không có lòng hổ thẹn. Nếu dẫn dắt dân bằng đạo đức, sửa trị dân bằng lễ giáo thì dân không những có lòng hổ thẹn mà còn cảm hóa quy phục. Như vậy, Lễ không chỉ là thước đo đánh giá đạo đức của con người mà Lễ còn có tính khuyên răn, ràng buộc con người; thực hành Lễ thường xuyên, hằng ngày để trở thành thói quen đạo đức của cá nhân và xã hội sẽ góp phần giúp xã ĥi tr̂t tự, ổn định.

Nghĩa là việc nên làm hay việc phải làm theo đúng lẽ phải, đạo lý, lương tâm và bổn phận. Khổng Tử cho rằng, người ta hành động phải dựa vào Nghĩa, phải vì Nghĩa, có nghĩa là điều gì nên làm thì làm, điều không nên làm thì không làm. Với Khổng Tử, hành động theo Nghĩa thực chất là hành động theo Nhân. Nghĩa là một biểu hiện của đức Nhân. Nói cách khác, trong đức Nhân của Khổng Tử bao hàm c đức Nghĩa. Nghĩa là tiêu chuẩn của hành vi và cũng là kỷ cương khi thực hiện mọi việc. Nếu đức Nhân thể hiện trong mối quan hệ với người khác thì đức Nghĩa thể hiện trong sự tự vấn lương tâm.

Trí theo quan điểm của Nho giáo là s hiu biết ca con người về muôn việc, muôn vật trong thiên hạ. Nói cách khác, Trí thể hiện ở chỗ biết phân biệt một cách đúng đắn, rõ ràng điều phải - trái, đúng - sai. Theo Khổng Tử, người có Nhân phải có Trí, vì có sáng suốt mới biết cách giúp người mà không hại cho người, cho mình; mới biết phân biệt người chính trực và người bt liêm; biết trng dng hin tài. Để có Trí, Nho giáo khuyên con người cần phải học t̂p để hoàn thiện sự hiểu biết và nhân cách của bản thân. Mạnh Tử khẳng định: Học chẳng chán là Trí, dạy dỗ không mỏi là Nhân.

Tín là sự thành thực, thống nhất giữa lời nói và việc làm, góp phần củng cố lòng tin giữa người với người. Đối với người cầm quyền, Tín có vai trò đặc bît quan trọng. Muốn được dân tin thì người cầm quyền phải giữ chữ Tín, phải thận trọng trong lời nói và vic làm, lời nói phải hợp với hành động. Theo Khổng Tử: Bậc quốc trưởng cai trị một nước có ngàn cỗ xe, làm việc gì cũng phải kính cẩn mà giữ chữ tín thật, của cải dùng tiết kiệm và thương yêu tất cả mọi người, khiến dân chúng phải đúng thời, đúng lúc (Luận ngữ). Tư tưởng “dân tín” của Nho giáo không chỉ có ý nghĩa trong lịch sử, mà vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay.

Như vậy, Nho giáo xem xét, đánh giá con người thông qua các mối quan hệ xã hội, đặt ra những chuẩn mực đạo đức tương đối cụ thể, chỉ rõ trách nhiệm đạo đức của mỗi cá nhân đối với bản thân, gia đình và xã hội. Nho giáo đặc biệt đề cao đạo tu thân, coi đây là yêu cầu quan trọng bậc nhất trong việc tu dưỡng đạo đức của con người.

2. Vận dụng các chuẩn mực đạo đức cơ bản của Nho giáo vào việc rèn luyn đạo đức cán bộ, công chức hiện nay

Hoạt động nghề nghiệp trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần phải có những tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức, gọi là đạo đức nghề nghiệp. Hoạt động nghề nghiệp của cán bộ, công chức là hoạt động công vụ. Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức là đạo đức công vụ. Đạo đức công vụ là phạm trù phản ánh mối quan hệ giữa người với người trong công việc, gắn liền với hoạt động của những người công tác trong bộ máy hành chính nhà nước.

Cán bộ, công chức chính là “cầu nối” giữa bộ máy hành chính nhà nước và Nhân dân; gần gũi, tiếp xúc thường xuyên với Nhân dân. Do vậy, bên cạnh yêu cầu về năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đội ngũ cán bộ, công chức còn cần đáp ứng những phẩm chất đạo đức như: tận tâm, mẫn cán với công việc, thể hiện trách nhiệm và đạo đức công vụ trong khi thực hiện công việc được giao; thực hiện đúng các quy định của pháp luật với ý thức tự giác và kỷ luật nghiêm minh; kính trng, l phép vi Nhân dân, gần dân, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của Nhân dân và khiêm tốn học hỏi Nhân dân; gương mu trong vic chp hành đường li, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước…

Hiện nay, để đáp ng yêu cu ci cách hành chính và hi nhp quc tế, việc kế thừa những giá trị tích cực, đồng thời hạn chế, loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo trong việc rèn luyện đạo đức công vụ cho cán bộ, công chức ở nước ta có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Những giá trị tích cực cần được phát huy

Thứ nhất, tư tưởng nhân ái, nhân nghĩa (Nhân)

Ngày nay, phẩm chất đạo đức này thể hiện rõ trong mối quan hệ giữa cán bộ, công chức với Nhân dân, giữa cán bộ cấp trên với cán bộ cấp dưới và giữa cán bộ, công chức với nhau trong thực thi công vụ. Người cán bộ, công chức có Nhân phải yêu thương con người, luôn quan tâm đến con người, đặt lợi ích của quần chúng nhân dân lên trên hết, không quản ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng xả thân vì những lợi ích chính đáng của Nhân dân; đồng thời, đấu tranh không khoan nhượng với những hiện tượng, biểu hiện tiêu cực trong xã hội.

Thứ hai, tôn trọng pháp luật, kỷ cương (Lễ)

Trong nền kinh tế thị trường, cá nhân con người rất được coi trọng, con người trở thành động lực trực tiếp thúc đẩy xã hội phát triển, song mặt trái của nó là dễ dẫn đến những biểu hiện tiêu cực: chủ nghĩa cá nhân, vô kỷ luật, tham ô, lừa đảo,… Vì vậy, phát huy Lễ là việc vô cùng cần thiết để giữ gìn kỷ cương phép nước. Lễ giúp cán bộ, công chức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành đường li, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; công tâm khi giải quyết công vụ, từ đó giúp xã hội công bng, ổn định, phát triển.

Thứ ba, ý thức v trách nhîm, nghĩa vụ (Chính danh)

Tư tưởng Chính danh của Nho giáo đề cao trách nhiệm, bổn phận của mỗi người, trước hết là người cầm quyền, yêu cầu mỗi người cần phải suy nghĩ và hành động đúng với địa vị xã hội của mình, làm cho con người ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình một cách rõ ràng trong các mối quan hệ xã hội. Trong điều kiện thực tiễn nước ta hiện nay, khi những hiện tượng tiêu cc, biểu hiện “danh không chính” ngày càng trở nên phổ biến, đang làm suy thoái đạo đức, dẫn đến mất ổn định xã hội thì yêu cầu nâng cao hơn nữa nhận thức về trách nhiệm, bổn phận của cán b, công chc trong thực thi công vụ càng tr nên cn thiết. Đó cũng là hình thức duy trì những giá trị tích cực của tư tưởng “chính danh” trong điều kiện mới.

Thứ tư, phương pháp tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cá nhân (Tu thân)

Nho giáo coi việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức (tu thân) là việc phải làm thường xuyên và tự giác. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng nói: “Đạo đức cách mng không phi trên tri sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”1. Biện pháp cơ bản để tu dưỡng đạo đức là tự phê bình, tự đánh giá và xem xét tư cách, đạo đức, lối sống của mình, từ đó đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm khắc phục những mặt yếu kém, phát huy những mặt tích cực. Hơn nữa, người cán bộ, công chức phải thường xuyên tự rèn luyện, tu dưỡng đạo đức để làm gương cho quần chúng, bởi có làm gương về đạo đức thì mới cảm hóa được lòng người.

Những ảnh hưởng tiêu cực cần hạn chế, khắc phục

Bên cạnh những giá trị tích cực, đạo đức Nho giáo cũng có những đim hn chế nhất định, đặc biệt là khi vận dụng vào việc rèn luyện đạo đức cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay. Đó là:

Thứ nhất, quan điểm giáo dục thiếu toàn diện. Nho giáo chỉ chú trọng giáo dục đạo đức mà không chú ý đến việc giáo dục các kiến thức về khoa học, kỹ thuật, chuyên môn cũng như các k năng ngh nghip. Vì v̂y, đã đào tạo nên những con người bảo thủ trong suy nghĩ, thụ động trong hành động. Với yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn và sử dụng cán bộ, công chức hiện nay, nếu chỉ chú trọng giáo dục đạo đức mà coi nh giáo dc kiến thc, hoặc ngược lại, cho rằng chỉ cần giỏi chuyên môn, nghiệp vụ mà coi nhẹ giáo dục đạo đức sẽ rơi vào chủ nghĩa phiến diện, siêu hình. Sự nghiệp xây dựng con người mới đáp ứng yêu cầu cách mạng hiện nay đòi hi phải chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo nguyên tắc vừa “hồng”, vừa “chuyên” nhằm tạo ra một đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt đẹp, lập trường tư tưởng vững vàng, có đủ trình độ, năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ.

Thứ hai, tư tưởng học theo khoa bảng, chạy theo bằng cấp hư danh, học để làm quan của Nho giáo vẫn còn ảnh hưởng lớn đến quá trình rèn luyện đạo đức của cán bộ, công chức hiện nay. Để khắc phục điều này, một mặt, các cơ quan, đơn v làm nhim v đào to, bi dưỡng, qun lý nhà nước v đào to, bồi dưỡng phải thay đổi cách thức quản lý, thay đổi nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, cách thức, phương pháp đánh giá; mặt khác, bản thân cán bộ, công chức cũng phải thay đổi cách tư duy theo hướng học thực chất, học để có kiến thức và kỹ năng làm việc, để thực thi công vụ chứ không phải học để hoàn thiện tiêu chuẩn, bằng cấp, chứng chỉ, để thăng tiến, bổ nhiệm, nâng ngạch, bậc hay đơn thuần là để có được các danh hiệu thi đua.

Thứ ba, tư tưởng đề cao danh pĥn theo quan điểm Chính danh của Nho giáo ở một góc độ nhất định cũng làm cho con người bị kìm hãm sự sáng tạo cá nhân. Để khắc phục điều này, một mặt, vai trò trách nhiệm của cán bộ, công chức phải được xác định mt cách rõ ràng theo v trí vic làm, mặt khác phải phát huy tính chủ động, tích cực, làm chủ bản thân, dám chịu trách nhiệm đối với hành vi, hành động của mình. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có chế tài phù hợp, mang tính khả thi để xác định rõ trách nhiệm của từng vị trí việc làm, tránh tình trạng khi có sai phạm, khuyết điểm thì không thể quy trách nhiệm cụ thể.

Có thể nói, những hạn chế của đạo đức Nho giáo có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động công vụ của cán bộ, công chức ở nước ta hin nay. Do đó, trong việc xây dựng, giáo dục đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức cần phải kiên quyết xóa bỏ những mặt hạn chế này.

Tóm lại, Nho giáo là một trong những học thuyết chính trị - đạo đức - xã hội tiêu biểu nhất trong lịch sử Trung Hoa cổ đại. Từ khi du nhập vào nước ta, Nho giáo đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống chính trị, văn hóa tinh thần của người Việt. Bên cnh nhng giá tr tích cc, đạo đức Nho giáo vn còn những hạn chế nht định về l̂p trường giai cấp, tính giáo đ̀u, cứng nhắc... Do đó, trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu ci cách hành chính và hội nhập quốc tế hiện nay, chúng ta cần xác định thái độ ứng xử thích hợp đối với tư tưởng đạo đức Nho giáo, cùng với vîc kế thừa và phát huy những nhân tố tích cực, cần chủ động, tích cực hạn chế, loại bỏ những nhân tố tiêu cực có thể ảnh hưởng đến việc rèn luyện, giáo dục đạo đức cán bộ, công chức nói riêng và xây dng đạo đức xã hi nói chung.

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 11, tr. 612.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Nguyễn Thanh Bình: Học thuyết chính trị - xã hội Nho giáo và sự ảnh hưởng của nó ở Việt Nam (từ nửa đầu thế kỷ XI đến giữa thế kỷ XXI), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.

2. Trương Quốc Chính (Chủ nhiệm): Những giá trị của Nho giáo với việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Việt Nam trong sạch, vững mạnh, Đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Nội vụ, tháng 12/2018.

3. Nguyễn Thị Kim Chung: “Mẫu người quân tử - con người toàn thiện trong “Luận ngữ” của Khổng Tử”, Tạp chí Triết học, số tháng 11, 2006.

4. Vũ Khiêu: Nho giáo xưa và nay, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007.

5. Trần Trọng Kim: Nho giáo, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2001.

6. Nguyễn Thế Kiệt: Ảnh hưởng của đạo đức phong kiến trong cán bộ lãnh đạo, quản lý của Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.

7. Quốc hội: Luật cán bộ, công chức, ngày 13/11/2008.

8. Nguyễn Hoài Văn: “Trọng dụng nhân tài và chính sách xây dựng đội ngũ quan lại vững mạnh dưới thời vua Lê Thánh Tông”, Tạp chí Cộng sản điện tử, số tháng 12, 2014.

ThS. Đinh Thị Nguyệt

Hc vin Hành chính quc gia

Bình luận