Quy hoạch phát triển xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Ngày đăng: 20/01/2014 - 10:01

Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 115/QĐ-TTg, ngày 16-1-2014 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Theo Quyết định, quan điểm quy hoạch nhằm phát triển hoạt động xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đáp ứng nhu cầu về xuất bản phẩm của nhân dân, đóng góp tích cực vào việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Theo đó, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực xuất bản; phát hành xuất bản phẩm tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo và ra nước ngoài. Bên cạnh đó, thu hút các nguồn lực xã hội tham gia vào hoạt động xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

quy hoach xuat ban

Mục tiêu của Quy hoạch bao gồm: Về lĩnh vực xuất bản, nâng cao năng lực hoạt động của các nhà xuất bản; duy trì nhịp độ tăng trưởng về số lượng xuất bản phẩm, trong đó 20 - 30% là xuất bản phẩm điện tử, phấn đấu đến năm 2020 đạt khoảng 450 triệu bản, tương đương 05 bản/người/năm; đến năm 2030 đạt khoảng 700 triệu bản, tương đương 07 bản/người/năm. Về lĩnh vực in, tiếp tục tăng cường hiện đại hóa, phấn đấu đến năm 2020, 50 - 60 % số cơ sở in sử dụng công nghệ, thiết bị in hiện đại. Về lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm, phấn đấu 70% số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất 1 trung tâm phát hành xuất bản phẩm hiện đại.

Theo Quy hoạch, chỉ xem xét thành lập mới nhà xuất bản đối với ngành, lĩnh vực và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa có nhà xuất bản; hoàn thành việc rà soát, sắp xếp lại các nhà xuất bản vào năm 2015. Bên cạnh đó, mở rộng phạm vi hoạt động của các nhà xuất bản, cơ sở in, cơ sở phát hành xuất bản phẩm ở trong nước và nước ngoài dưới nhiều hình thức. Tăng cường nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở vật chất đối với các nhà xuất bản; các cơ sở in xuất bản phẩm phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng, thông tin đối ngoại, phục vụ đồng bào vùng dân tộc thiểu số, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo, thiếu niên, nhi đồng, người khiếm thị. Khôi phục, duy trì và phát triển cơ sở phát hành xuất bản phẩm tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo. Hỗ trợ, bảo đảm kinh phí để thực hiện chính sách của Nhà nước theo quy định của Luật xuất bản và các quy định của pháp luật có liên quan; bảo đảm kinh phí hoạt động đối với các nhà xuất bản và kinh phí thực hiện một số dự án nâng cao chất lượng, năng lực hoạt động xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm. Khuyến khích việc huy động các nguồn lực xã hội đầu tư vào hoạt động xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật; ưu tiên phát triển xuất bản phẩm điện tử.

 

Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

 

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Mục tiêu của Quy hoạch bao gồm: Về lĩnh vực xuất bản, nâng cao năng lực hoạt động của các nhà xuất bản; duy trì nhịp độ tăng trưởng về số lượng xuất bản phẩm, trong đó 20 - 30% là xuất bản phẩm điện tử, phấn đấu đến năm 2020 đạt khoảng 450 triệu bản, tương đương 05 bản/người/năm; đến năm 2030 đạt khoảng 700 triệu bản, tương đương 07 bản/người/năm. Về lĩnh vực in, tiếp tục tăng cường hiện đại hóa, phấn đấu đến năm 2020, 50 - 60 % số cơ sở in sử dụng công nghệ, thiết bị in hiện đại. Về lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm, phấn đấu 70% số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất 1 trung tâm phát hành xuất bản phẩm hiện đại.

Theo Quy hoạch, chỉ xem xét thành lập mới nhà xuất bản đối với ngành, lĩnh vực và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa có nhà xuất bản; hoàn thành việc rà soát, sắp xếp lại các nhà xuất bản vào năm 2015. Bên cạnh đó, mở rộng phạm vi hoạt động của các nhà xuất bản, cơ sở in, cơ sở phát hành xuất bản phẩm ở trong nước và nước ngoài dưới nhiều hình thức. Tăng cường nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở vật chất đối với các nhà xuất bản; các cơ sở in xuất bản phẩm phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng, thông tin đối ngoại, phục vụ đồng bào vùng dân tộc thiểu số, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo, thiếu niên, nhi đồng, người khiếm thị. Khôi phục, duy trì và phát triển cơ sở phát hành xuất bản phẩm tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo. Hỗ trợ, bảo đảm kinh phí để thực hiện chính sách của Nhà nước theo quy định của Luật xuất bản và các quy định của pháp luật có liên quan; bảo đảm kinh phí hoạt động đối với các nhà xuất bản và kinh phí thực hiện một số dự án nâng cao chất lượng, năng lực hoạt động xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm. Khuyến khích việc huy động các nguồn lực xã hội đầu tư vào hoạt động xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật; ưu tiên phát triển xuất bản phẩm điện tử.

Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Bình luận