Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản: Pháp luật, thực tiễn và kiến nghị (Sách chuyên khảo)

Ngày đăng: 20/10/2021 - 23:10

Tài sản trong Bộ luật Dân sự của Việt Nam được hiểu là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Vấn đề quan trọng trong thực tiễn cuộc sống cũng như trong khoa học pháp lý là xác định rõ được quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản nhằm công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm các quyền này. Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản được coi là thuộc tính của kinh tế thị trường, đồng thời là công cụ hữu hiệu để điều tiết thị trường đạt sự ổn định một cách bền vững, thúc đẩy sáng tạo, tiến bộ, nâng cao đầu tư dài hạn, mang lại lợi ích cho xã hội.

Cuốn sách Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản: Pháp luật, thực tiễn và kiến nghị của tập thể tác giả TS. Phan Chí Hiếu, TS. Nguyễn Thanh Tú, ThS. Lê Thị Hoàng Thanh, Đinh Thị Phương Hảo (Đồng chủ biên)

Cuốn sách chuyên khảo Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản: Pháp luật, thực tiễn và kiến nghị của tập thể tác giả TS. Phan Chí Hiếu, TS. Nguyễn Thanh Tú, ThS. Lê Thị Hoàng Thanh, Đinh Thị Phương Hảo (Đồng chủ biên) đi sâu phân tích, luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản của Việt Nam, đặt trong yêu cầu tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xu thế vận động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; từ đó đánh giá, định hướng hoàn thiện thể chế về quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản; đề xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm tiếp tục cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 về công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản từ cả khía cạnh hoàn thiện pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo tinh thần của Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.

Đây là tài liệu chuyên khảo hữu ích, cung cấp cho bạn đọc những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản, giúp  những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy pháp luật; những người hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực xây dựng và thi hành pháp luật về dân sự, thương mại nói chung và quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản nói riêng.

Bình luận