Học thuyết tính thiện của Mạnh Tử đối với việc giáo dục đạo đức ở nước ta hiện nay

Học thuyết tính thiện của Mạnh Tử đối với việc giáo dục đạo đức ở nước ta hiện nay
Tác giả:
Số trang: 0 trang
Giá tiền: Sách không bán
Xuất bản:
  • Thông tin sách
  • Bình luận
  • Nội dung cuốn sách gồm 3 chươngChương 1: Quan điểm về bản tính con người – một trong những vấn đề trung tâm của triết học Trung Quốc cổ đại; Chương 2: Nội dung học thuyết tính thiện và phương pháp giáo hóa đạo đức con người trong triết học của Mạnh Tử; Chương 3: Học thuyết tính thiện của Mạnh Tử đối với sự nghiệp giáo dục đạo đức con người Việt Nam hiện nay.
    Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích tình hình chính trị - xã hội và văn hóa tư tưởng Trung Quốc thời Xuân thu – Chiến quốc, tác giả cuốn sách đã chỉ ra cơ sở xã hội và tiền đề nhận thức luận, cũng như tính chất phong phú, đa dạng và sâu sắc của quan điểm về bản tính con người trong triết học Trung Quốc cổ đại. Đó cũng chính là đặc điểm về nguồn gốc xã hội và nhận thức luận chung của các tư tưởng triết học Trung Quốc cổ đại giai đoạn này.
    Các quan điểm bàn về bản tính con người, cùng phương pháp giáo hóa con người của các triết gia, các trường phái khác nhau được hình thành và phát triển với nhiều nội dung phong phú và đặc sắc. Trong đó, học thuyết tính thiện của Mạnh Tử được đánh giá là một trong những học thuyết tiêu biểu và có tính hệ thống. Mạnh Tử đã chỉ ra ba nguồn gốc căn bản của tính thiện con người: tứ đoan bao gồm lòng chắc ẩn, lòng tu ố, lòng từ nhượng, lòng thị phi; những quan năng của con người và tâm do trời phú. Nội dung cơ bản trong học thuyết tính thiện của Mạnh Tử được khái quát trong bốn phạm trù nhân, nghĩa, lễ, trí – Đó là bốn đức lớn biểu hiện tính thiện của con người, được Mạnh Tử xây dựng trên cơ sở kế thừa, phát triển các tư tưởng của Khổng Tử. Theo Mạnh Tử giáo hóa là một trong những đặc trưng riêng có của con người và để giáo hóa tính thiện của con người có hai phương pháp: dồn tâm, dưỡng tính, dưỡng khí để chiến thắng cái tư dục và chế ngự hoàn cảnh; pháp tiên vương – phương pháp tuân theo những phép tắc, chuẩn mực, đạo lý của các bậc thánh hiền xưa.
     Học thuyết tính thiện của Mạnh Tử nếu như gạt bỏ những hạn chế về điều kiện lịch sử và dấu ấn của đẳng cấp danh phận, nó vẫn còn những giá trị lịch sử nhất định trong đời sống xã hội hiện đại trước những cơn lốc của cơ chế thị trường; những bài học bổ ích trong việc xây dựng nhân cách và bồi dưỡng lòng nhân ái ở mỗi người cũng như trong cộng đồng.
    Sách gồm 256 trang, giá bán 36.000 đồng.

    Sản phẩm cùng loại

    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ xã Thanh Quang
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: TS. Trần Thị Hải Yến, TS. Đàm Bích Hiên, TS. Ngô Văn Vũ (Đồng chủ biên)
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Dân vận Trung ương
    Giá tiền: 130.000 đ
    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ xã Bình An (huyện ủy Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi)
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Đảng ủy - Ban Chỉ huy quân sự quận Bình Tân (Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh)
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ quận Long Biên (Đảng bộ Thành phố Hà Nội)
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ xã Bình Đức - xã Thạnh Đức(Đảng bộ huyện Bến Lức)
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ quận Hoàng Mai, Đảng bộ Thành phố Hà Nội
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ xã An Thọ, Đảng bộ huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đất Đỏ
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Hội đồng họ Dương Việt Nam
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ xã Đak Trôi, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ xã Hành Thuận, Huyện ủy Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Sơn La
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ xã Nam Trung, Huyện ủy Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
    Giá tiền: Liên hệ