Nội dung cuốn sách khái quát về điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và những thành tựu rực rỡ của văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại - cơ sở hình thành và phát triển một nền triết học đa dạng, phong phú, trở thành khoa học của mọi khoa học. Trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và thế giới quan khoa học, tác giả đi sâu phân tích, luận giải về những quan điểm của các nhà triết học thời kỳ này xung quanh những vấn đề cơ bản của triết học và khẳng định giá trị đóng góp đối với đương đại và tương lai.
Cuốn sách được kết cấu 06 chương:
Chương I: Xã hội Hy Lạp cổ đại và những đặc điểm triết học;
Chương II: Bản thể và nhận thức trong ba trường phái khởi nguồn;
Chương III: Các triết gia tiêu biểu thời kỳ thiết lập nền dân chủ Athens;
Chương IV: Triết gia nối liền con người với thế giới trừu tượng;
Chương V: Aristotle - bộ óc bách khoa của Hy Lạp cổ đại;
Chương VI: Triết học thời kỳ Hy Lạp hóa.