Sách thánh hiền - Lễ

Sách thánh hiền - Lễ
Tác giả: Hạng Cửu Vũ - Chiêm Dật Thiên
Số trang: 424 trang
Giá tiền: 167.000 đ
Xuất bản: 3/2025
  • Thông tin sách
  • Bình luận
  • Nho giáo, với triết lý sâu sắc về đạo đức và quy chuẩn làm người, là một thành tựu rực rỡ của văn minh phương Đông và nhân loại. Triết học Nho giáo tập trung vào năm giá trị cốt lõi: “Nhân”, “Lễ”, “Nghĩa”, “Trí”, và “Tín” chính là tư tưởng cốt lõi trong học thuyết của Khổng Tử - người sáng lập triết học Nho giáo.

     Để giúp bạn đọc tìm hiểu sâu hơn về các giá trị đạo đức của Nho giáo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tái bản (có sửa chữa) 3 cuốn sách “Sách thánh hiền - Nhân, Lễ, Nghĩa”; hai cuốn Sách thánh hiền - Trí, Tín của bộ sách này hiện đang được tổ chức biên dịch, xuất bản và sẽ sớm ra mắt bạn đọc. Bộ sách phát hành lần đầu bởi Nhà xuất bản Văn nghệ Trường Giang (Trung Quốc) năm 2011, là tài liệu quý giá để độc giả tham khảo và áp dụng vào cuộc sống.

    “Lễ” được xem là quy phạm đạo đức và hành vi được chế định cho con người, từ đó để biết việc nào nên làm, việc nào không nên làm. “Nhân” và “Lễ” gắn bó chặt chẽ với nhau, “Nhân” là nội dung của “Lễ”, “Lễ” là hình thức của “Nhân”.

    Cuốn sách Sách thánh hiền - Lễ do hai tác giả Hạng Cửu Vũ và Chiêm Dật Thiên chủ biên, đề cập sáu nội dung lớn, tương ứng với sáu cách hành xử để trở thành một con người có đức “Lễ”.

    Một là, Bất học lễ, vô dĩ lập - Dùng lễ để tu thân, chú trọng tu dưỡng đạo đức cá nhân. Có nghĩa là nếu con người không hiểu được nghi lễ thì sẽ khó lập thân trong xã hội. Với cách đưa lễ từ một phong tục cúng tế trở thành hạt nhân tinh thần trong việc giáo dục đạo đức xã hội truyền thống của Trung Quốc, Khổng Tử đã đặt ra yêu cầu: “Lễ” phải lấy “Nhân” làm nền tảng, “Lễ” phải xuất phát từ đức “Nhân”, có nhiệm vụ tiếp tục hoàn thiện giá trị Người trong mỗi con người về khía cạnh hiểu và hành động đúng lễ nghi, quy phạm.  

    Hai là, Lễ dĩ quan đức, đức dĩ xử sự - Dùng lễ để xử lý công việc, giải quyết việc khó trong thiên hạ. “Lễ” được coi là quy phạm đạo đức, hành vi của con người, để từ đó thấy rõ việc nào nên làm, việc nào không nên làm.

    Ba là, Lễ chi dụng, hòa vi quý - Dựa vào lễ để kết giao bạn bè, áp dụng đạo Trung dung trong các mối quan hệ giao tiếp. Trung dung tổng hợp những tư tưởng, đạo lý tinh hoa của học thuyết Nho giáo thành một bộ phương pháp, chuẩn mực trong ứng xử, hành vi của con người. Trong các mối quan hệ giao tiếp, “trung dung” và “trung hòa” được biểu hiện ra bằng “Lễ”. Lễ là hình thức biểu hiện công bằng, chính trực nhất trong quan hệ giao tiếp xã hội.

    Bốn là, Hiếu, lễ chi thủy dã - Tất cả mọi lễ tiết trong thiên hạ đều bắt đầu từ đạo hiếu trong gia đình. Trong cuộc đời, mỗi con người đều phải học rất nhiều nghi lễ, những lễ nghi đầu tiên mà ai cũng cần tu dưỡng chính là lễ nghi đối với cha mẹ, gọi là hiếu. Do vậy, hiếu là điểm xuất phát của lễ. Muốn là người biết lễ nghi với thiên hạ thì trước hết phải biết hiếu lễ, kính trọng với chính bậc sinh thành ra mình. Kẻ bất hiếu sẽ không thể trở thành người có lễ tiết được, bởi hiếu chính là lễ tiết quan trọng, cơ bản nhất của mỗi con người.

    Năm là, Đạo chi dĩ đức, tề chi dĩ lễ - Dùng đạo đức để dẫn dắt bách tính, dùng lễ chế để cảm hóa dân chúng: Phát huy và gìn giữ lễ pháp, người quản lý phải “học lễ, hiểu lễ”, “sống và làm việc theo lễ”.

    Sáu là, Bất dĩ quy củ, bất năng thành phương viên - Ở chốn quan trường, người hiểu “lễ” sẽ có được thiên hạ. Chính trường từ xưa đến nay luôn là nơi đòi hỏi cách ứng xử phải đạt mức độ khéo léo nhất, thông minh nhất. Người có sự nghiệp thành công phải là người luôn biết kiên trì chữ “lễ”, phải biết đối nhân xử thế sao cho đạt được đến mức cứng rắn trong hành động và mềm mỏng về trí tuệ. Có như vậy mới đạt được những bước tiến cao, “hóa hung thành cát”.

    Cuốn sách là cẩm nang về nghệ thuật sống, nghệ thuật ứng xử và tu dưỡng của con người trong cuộc sống hiện đại ngày nay.

    Sản phẩm cùng loại

    Tác giả: Tiziano Terzani; Người dịch: Nguyễn Hiền Thu
    Giá tiền: 195.000 đ
    Tác giả: Văn Tân, Nguyễn Linh, Lê Văn Lan, Nguyễn Đổng Chi, Hoàng Hưng
    Giá tiền: 158.000 đ
    Tác giả: Nguyễn Thái Bình (Chủ biên)
    Giá tiền: 176.000 đ
    Tác giả: Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố
    Giá tiền: 49.000 đ
    Tác giả: Thượng tọa, TS. Thích Đức Thiện - ThS. Nguyễn Thái Bình (Đồng chủ biên)
    Giá tiền: 161.000 đ
    Tác giả: Tần Tại Đông - Trần Hoa Châu
    Giá tiền: 159.000 đ
    Tác giả: Nguyễn Thái Bình (Chủ biên)
    Giá tiền: 186.000 đ
    Tác giả: Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố
    Giá tiền: 188.000 đ
    Tác giả: Phan Trần Chúc
    Giá tiền: 67.000 đ
    Tác giả: Nguyễn Thái Bình - Đỗ Thị Thanh Hương
    Giá tiền: 130.000 đ
    Tác giả: Thượng tọa, TS. Thích Đức Thiện - ThS. Nguyễn Thái Bình (Đồng chủ biên)
    Giá tiền: 168.000 đ