Vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam hiện nay

Vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam hiện nay
Tác giả: TS. Đậu Tuấn Nam
Số trang: 0 trang
Giá tiền: Sách không bán
Xuất bản:
  • Thông tin sách
  • Bình luận
  • alt

    Tác giả: TS. Đậu Tuấn Nam (Chủ biên)

    Cuốn sách gồm tập hợp các bài viết của các nhà khoa học tập trung nghiên cứu về vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam hiện nay. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, gồm 54 dân tộc anh em, trong đó, người Kinh là dân tộc đa số. Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam chủ yếu sống tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới là địa bàn quan trọng, có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng. Do đó, việc nhận thức đúng đắn, sâu sắc vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc ở nước ta hiện nay có ý nghĩa lớn cả về lý luận và thực tiễn.

     Từ việc xác định khái niệm dân tộc, GS. TS. Phan Hữu Dật đi sâu nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề này thông qua việc phân tích chủ nghĩa Mác cũng như chủ nghĩa Mác – Lênin. Đây là một vấn đề đặc biệt được quan tâm trong thời đại của chủ nghĩa Mác – Lênin, khi trên thế giới xuất hiện nhu cầu giải phóng của các dân tộc bị áp bức chống lại sự thống trị của chủ nghĩa tư bản, đế quốc.

    Trong các bài viết của mình, PGS, TS. Lê Ngọc Thắng và PGS, TS. Cao Văn Thanh đã trình bày những quan điểm, chính sách cơ bản của Đảng và Nhà nước ta về dân tộc cũng như những chính sách kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay. Đó là những quan điểm được xây dựng trên cơ sở của học thuyết Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc; được căn cứ vào tình hình thực tiễn dân tộc ở nước ta. Bên cạnh việc đưa ra những quan điểm, chính sách cơ bản, các tác giả phân tích thực trạng, nguyên nhân cho những hạn chế trong việc thực hiện chính sách dân tộc và từ đó đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục hạn chế.

    Một loạt các vấn đề khác như quan hệ dân tộc ở Việt Nam, đặc điểm các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, thiết chế truyền thống của các tộc người thiểu số ở Việt Nam, tôn giáo tín ngưỡng ở vùng dân tộc thiểu số, và quan hệ dân tộc trong thời đại đa đối tác mở rộng lần lượt được trình bày qua các bài viết của các tác giả: PGS. TS. Lê Sỹ Giáo, TS. Đậu Tuấn Nam, TS. Vũ Trường Giang, ThS. Vũ Hải Vân, và PGS.TS. Mạc Đường.

    Cuốn sách là tài liệu chuyên khảo phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập của học viên trong chương trình đào tạo cán bộ lãnh đạo quản lý của Đảng, chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội, đồng thời là tài liệu tham khảo bổ ích cho các nhà khoa học, nhất là các cơ quan chức năng, các nhà hoạch định và thực thi đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.

    Cuốn sách gồm 312 trang, giá 56.000đ

    Sản phẩm cùng loại

    Tác giả: Võ Văn Sen (Chủ biên), Hà Minh Hồng, Trần Thuận, Trần Nam Tiến, Phạm Ngọc Trâm
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Phong Lê
    Giá tiền: 136.000 đ
    Tác giả: TS. Vũ Dương Thúy Ngà (chủ biên)
    Giá tiền: 144.000 đ
    Tác giả: Nhiều tác giả
    Giá tiền: 127.000 đ
    Tác giả: Ban Tuyên giáo Trung ương - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Hội đồng Lý luận Trung ương
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Tập thể tác giả
    Giá tiền: 436.900 đ
    Tác giả: GS.TS. Tạ Ngọc Tấn
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Nguyễn Đình Thuận
    Giá tiền: 274.000 đ
    Tác giả: Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh Bắc Ninh
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Việt Phương
    Giá tiền: 102.000 đ
    Tác giả: TS. Khúc Minh Tuấn
    Giá tiền: Liên hệ
    Tác giả: Viện Chiến lược Chuyển đổi số
    Giá tiền: Liên hệ